Cà phê Arabica là gì ? Nó có gì khác biệt so với cà phê Robusta ? Tại sao nó lại được đánh giá là dòng cà phê thượng hạng ? Cách pha trộn cùng với cà phê Robusta ra sao? Tất tần tật thông tin được Cà Phê Thứ 7 chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời hết các thắc mắc trên đây.
1. Cà phê Arabica là gì?
Với những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu khái quát về cà phê Arabica – dòng cà phê nổi tiếng nhất thế giới.
1.1. Khái quát, tên gọi
Cà phê Arabica còn có tên khoa học là Coffea Arabica và ở Việt Nam còn được gọi là cà phê Chè. Giống cafe này có hàm lượng cafein khoảng 1-2%. Mặc dù hàm lượng cafein của loại cà phê này khá thấp nhưng giống cafe này lại sở hữu hương vị đặc trưng hơn cà phê Robusta.
Giống Arabica là giống cây trồng được phát hiện từ rất sớm tại vùng cao nguyên ở phía Tây Nam của Ethiopia. Sau đó thì chúng theo chân người Pháp và Hà Lan đi khắp nơi trên thế giới mà trong đó vùng trồng nhiều nhất là ở Brazil và Colombia.
Việt Nam là một trong các quốc gia trồng cà phê Arabica và phổ biến nhất là tại vùng Cầu Đất, tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên sản lượng và chất lượng của cà phê nơi đây không được đánh giá cao như nhiều vùng khác trên thế giới.
1.2. Nguồn gốc cà phê Arabica
Như đã nói ở trên, cà phê Arabica xuất hiện lần đầu ở phía tây của nước Cộng hòa Dân chủ Ethiopia thuộc Châu Phi và có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 19. Đây là dòng cà phê có lịch sử lâu đời nhất ở Việt Nam vì thế tới thời điểm hiện tại thì giống cây này đã được trồng phát triển thành nhiều loại.
Mỗi loại cà phê này lại có những đặc trưng riêng biệt để có thể thích hợp với từng gu tiêu dùng của khách hàng từ đó làm nên sự đa dạng cho các chủng cà phê. Hiện nay tại nước ta thì cà phê Arabica được trồng chủ yếu ở 3 khu vực sau đây:
- Điện Biên-Sơn La: nơi đây sở hữu đất đỏ bazan với độ cao thích hợp vì thế đã có lịch sử trồng cafe Arabica hàng trăm năm
- Quảng Trị-Nghệ An: Nơi đây chuyên trồng giống Catimor với hương vị vô cùng đặc trưng.
- Đà Lạt (Lâm Đồng): Nơi đây là địa điểm sở hữu diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam vì thế đã cho ra đời loại cà phê Arabica thơm ngon, hảo hạng.
2. Các loại cà phê Arabica
Một trong những điểm đặc biệt nhất của dòng cà phê này chính là kích thước hạt dài hơn so với các loại hạt thông thường. Hiện nay, Việt Nam đang có những loại cà phê Arabica phổ biến sau đây:
Cà Phê Rum Là Gì? Công Thức Pha Chế Cà Phê Rượu Rum Chuyên Nghiệp
2.1. Typica
Đây là giống cà phê Arabica có năng suất kém nhất tại Việt Nam vì hàng năm chỉ thu hoạch được khoảng 3 tấn. Đặc điểm nổi bật nhất của giống cà phê này chính là vị đắng hoà cùng vị ngọt đặc trưng cùng hậu vị chua thanh khiến cho rất nhiều người yêu thích.
2.2. Bourbon
Bourbon là giống cà phê đến từ Pháp và có năng suất cao hơn Typica khoảng 20% – 30% và được canh tác tại Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 19. Chủng loại cà phê này có điều kiện sống ở khoảng 1.000 m – 2.000 m so với mực nước biển và sở hữu chất lượng cũng như hương vị không khác gì Typica.
Điểm độc đáo mà loại hạt Bourbon này mang lại chính là vị chua thanh của lượng axit hữu cơ mà nó sở hữu. Đồng thời, Bourbon cũng là loại cà phê của Việt Nam được đánh giá cao bởi hương vị đặc trưng mà nó đang sở hữu.
2.3. Catimor
Catimor là chủng cà phê đặc biệt khi được lai tạo từ Arabica và Robusta, bắt nguồn từ Bồ Đào Nha và du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 20 (1984). So với các chủng loại cà phê Arabica khác thì Catimor có thể chống chọi lại các loại sâu bệnh tốt hơn vì thế cho năng suất cao hơn. Giống cà phê này có đặc trưng vượt trội khi có hương thơm vô cùng nồng nàn nhưng xét về hương vị thì có thể kém Typica một phần.
2.4. Moka
Moka là cái tên không thể bỏ qua khi nói đến cà phê Arabica. Cà phê Moka cũng là giống cà phê được người Pháp mang vào Việt Nam từ năm 1930. Và giống cà phê này chủ yếu được trồng tại Cầu Đất – Lâm Đồng.
Vì là giống cà phê thuần chủng Arabica và thêm yêu cầu khắc khe về điều kiện sống cũng như đất trồng vì thế rất khó để trồng và nhân giống Moka. Cũng vì thế mà cafe Moka do Việt Nam sản xuất có sản lượng khá thấp.
Vì sản lượng cà phê thấp nên giá thành của giống cà phê này cũng khá cao thường dao động từ khoảng 600,000 – 1 triệu đồng /ký. Tuy nhiên ở một số địa điểm cung cấp cà phê hiện nay chỉ có giá khoảng 100-300 ngàn/kg nên các bạn cần cân nhắc kỹ trước khi mua để đảm bảo mua được cà phê Moka chuẩn.
2.5. Catuai
Catuai cũng là giống cà phê Arabica lai tạo và du nhập vào Việt Nam cùng thời điểm với cà phê Catimor trong khoảng thế kỷ 20. Cây cà phê này cho năng suất cao vì có khả năng thích ứng cao, chống chọi lại các loại sâu bệnh và rút ngắn thời gian thu hoạch. So với cà phê Catimor thì Catuai có vị thơm ngon, đậm đà hơn nhưng vẫn còn kém phần so với giống cây nguyên thuỷ.
3. So sánh giữa cafe Arabica và Robusta
Rất nhiều người thắc mắc rằng cà phê Arabica và cà phê Robusta có gì khác nhau ? Vậy thì những yếu tố sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
3.1. Điều kiện trồng
Arabica là giống cà phê có điều kiện sống ở vị trí cao 900m trở lên so với mực nước biển với lượng mưa khoảng 1200 – 2200mm mỗi năm và nhiệt độ khoảng từ 15 – 24 độ C.
Ngược lại, Robusta lại sống tốt ở độ cao 900m trở xuống so với mực nước biển với lượng mưa khoảng 2200 – 3000 mm mỗi năm và nhiệt độ ở mức 18 – 36 độ C.
3.2. Hình dáng
Hình dạng cũng là yếu tố để phân biệt cà phê Arabica và Robusta. Hạt của cafe Arabica thường có hình dài hoặc bầu dục với phần ở giữa là chữ S. Trong khi đó, cà phê Robusta có kích thước ngắn và bầu hơn Arabica với phần khe giữa tương đối thẳng.
3.3. Hàm lượng caffeine, lipid, đường, axit chlorogenic
Cà phê Robusta có vị đắng đặc trưng bởi nó sở hữu hàm lượng caffeine rất cao khoảng 2-4% trong tổng khối lượng hạt. Trong khi đó, Cafe Arabica lại có hàm lượng caffeine nhẹ hơn khi chỉ có khoảng 1-2%.
Ngoài ra, 2 loại cà phê này cũng sở hữu những thành phần vô cùng khác nhau, chẳng hạn như lượng chất béo có trong cà phê Arabica là 60%, cao gấp đôi so với cà phê Robusta.
3.4. Hương thơm, màu sắc
Nếu bạn là người sành cà phê thì khi thưởng thức bạn hoàn toàn có thể phân biệt được hương vị của cà phê Arabica và Robusta một cách dễ dàng.
Khi cho ngụm cà phê Arabica vào miệng thì bạn sẽ cảm nhận được ngay vị thanh chua của nó và sau đó một vài giây thì bạn cảm nhận được vị đắng nhẹ mà không hề gắt. Khi cà phê đã trôi xuống miệng thì bạn bắt đầu cảm nhận được cái hương vị nồng nàn, quyến rũ của nó.
Còn đối với cà phê Robusta thì lại không có mùi thơm như Arabica. Khi cho ngụm cà phê này vào miệng thì bạn sẽ cảm nhận được vị đắng ngay tức thì. Và nếu là chuyên gia mùi vị thì bạn còn có thể cảm nhận được hương vị của trái cây phảng phất đâu đó trong cổ họng.
Và theo như thực tế có thể thấy giống cà phê nào có thành phần cafein cao hơn thì sau khi rang chúng sẽ có màu nhạt hơn. Và đây cũng là cách để chúng ta có thể phân biệt 2 loại cà phê trên.
Khi rang một lượng cà phê Arabica với nhiệt độ vừa đủ thì sẽ thấy cà phê này có màu đậm, lớp ngoài bóng loáng vô cùng đẹp mắt. Còn đối với Robusta thì màu của nó sẽ nhạt hơn và thường ngả sang màu vàng
3.5. Năng suất thu hoạch
Cà phê Chè Arabica là giống cây có khả năng chống chọi với môi trường kém vì thế rất khó để canh tác. Chính vì thế đòi hỏi người trồng phải đảm bảo điều kiện gieo trồng và thời tiết tốt. Do đó mà giống cây này thường cho năng suất thấp.
Ngược lại, cà phê Vối Robusta lại sở hữu khả năng sinh trưởng vô cùng tốt. Chúng có thể thích nghi tốt với tất cả điều kiện tự nhiên. Vậy nên năng suất Robusta cao hơn nhiều so với loại cà phê Arabica.
3.6. Vùng trồng cà phê Arabica và Robusta
Nói đến vùng trồng cà phê thì chúng ta có thể thấy Việt Nam cùng một số quốc gia khác ở Đông Nam Á như Philippine, Indonesia,… thường trồng giống cà phê Robusta. Trong đó, Việt Nam chính là quốc gia có sản lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, cà phê Robusta còn được tìm thấy ở nhiều vùng khác của Trung và Tây châu Phi và Nam Mỹ.
Cà phê Chè Arabica thường được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ. Cà phê Arabicatại các quốc gia này chiếm đến 60% sản lượng cà phê của thế giới mà vùng lớn nhất là Brazil và Colombia. Cũng chính vì thế mà cà phê Arabica còn được gọi là Brazilian Milds và Colombia Milds.
Ngoài ra, bạn có thể kể đến một số vùng trồng cà phê Arabica khác như: Ethiopia, Ấn Độ, Peru, Honduras, Mexico và Guatemala.
3.7. Giá cà phê Arabica và Robusta
Nếu xét về góc độ cà phê nguyên chất ở mức trung bình thì yếu tố giá cả là cách để phân biệt Arabica và Robusta. Trên thị trường hiện nay thì hạt cà phê Robusta chỉ có giá khoảng bằng một nửa so với hạt cà phê Arabica. Ngoài ra nếu là dòng Arabica nhập ngoại hoặc được canh tác và chế biến theo cách đặc biệt thì sẽ có giá cao hơn rất nhiều.
4. Quy trình chế biến cà phê Arabica
Sau khi tìm hiểu về cà phê Arabica cũng như cách phân biệt giữa nó với cà phê Robusta thì chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về quy trình chế biến loại cà phê này.
4.1. Chế biến cà phê Arabica khô
Quy trình chế biến cà phê Arabica khô có thời gian khoảng một tháng để có thể làm cho độ ẩm giảm xuống còn 13%. Sau khi cà phê chín đã được thu hoạch thì sẽ trải qua giai đoạn loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, đất cát, cành lá,… rồi dùng máy để sấy khô.
4.2. Chế biến cà phê Arabica bán ướt (Semi-washed)
Quy trình chế biến cà phê Arabica bán ướt thực hiện theo trình tự làm sạch các tạp chất rồi dùng máy đánh xát tươi để có thể làm sạch một lượng nhớt nhất định. Sau đó, những hạt cà phê này được đem đi phơi khô hoặc dùng máy để sấy rồi đóng gói.
4.3. Chế biến cà phê Arabica ướt (Full Washed)
Hạt cà phê chín sau khi thu hoạch được làm sạch rồi loại bỏ hết phần thịt bằng loại máy chuyên dụng. Tiếp đó, hạt cà phê này được dùng nước để ủ lên men để có thể tách hoàn toàn chất nhầy.
Sau đó, những hạt cà phê Arabica được sấy khô hoặc phơi khô để hạt có được độ ẩm 12% rồi để xay xát lấy nhân rồi cuối cùng là đóng gói. Quá trình chế biến cà phê Arabica ướt khá phức tạp vì thế mức giá của nó thường cao hơn cá sản phẩm khác.
Các sản phẩm cà phê Arabica nguyên chất do Cà Phê Thứ 7 cung cấp đều áp dụng phương thức này. Vì vậy khi khách hàng thưởng thức các sản phẩm này sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của dòng cà phê thượng hạng này.
4.4. Cafe Arabica và Robusta kết hợp như thế nào
Cà phê Robusta và cà phê Arabica có nhiều đặc điểm khác nhau vì thế người đam mê cà phê thường pha trộn 2 loại cà phê này theo tỷ lệ nhất định để có được hương vị đặc biệt, hợp gu. Sau đây là các gợi ý để bạn có thể mix 2 loại này theo ý thích
- Lượng cà phê Arabica nhiều hơn cà phê Robusta sẽ cho ra loại cà phê hương sâu, hậu thanh chua với vị đắng đậm đặc trưng.
- Lượng cà phê Robusta nhiều hơn cà phê Arabica cho ra loại cà phê có vị đậm đắng với hậu vị thanh chua.
- Lượng cà phê Robusta bằng với cà phê Arabica cho ra đời loại cà phê có vị cân bằng giữa 2 loại cà phê này.
Như vậy, Cà Phê Thứ 7 đã chia sẻ những thông tin chi tiết để bạn có thể hiểu rõ về những điểm đặc trưng của cà phê Arabica cũng như cách nhận biết loại cà phê này. Để có thể chọn mua sản phẩm chuẩn vị, có nguồn gốc rõ ràng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay nhé!